Tầm nhìn

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN AN
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

MỞ ĐẦU
          Trường Tân An được thành lập theo Quyết định số 149/2004/QĐ-UB ngày 28/12/2004 của UBND Thị xã Thủ Dầu Một. Trước đó là trường tiểu học Tân An A; Trực thuộc PGD&ĐT thành phố Thủ Dầu Một quản lý.
Trường  Tiểu học Tân An nằm trên địa bàn khu phố 3 - phường Tân An  - TP Thủ Dầu Một  - Tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích 9342,4 m2.
Trường có 2 cơ sở:
+ Cơ sở 1 (chính) - Tại khu 3 - Phường Tân An - Thành phố Thủ Dầu Một;
+ Cơ sở 2: Tại khu 5 - Phường Tân An - Thành phố Thủ Dầu Một.
Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2015 (Theo Quyết định số 999/QĐ-UBND ngày 22/4/2015 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương).
Trường đạt chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 năm 2016 (Theo Quyết định số 510/QĐ-SGDĐT ngày 15/3/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương).
          Địa phương là vùng đa số người dân nhập cư từ nơi khác đến và công nhân các xí nghiệp. Trong những năm từ trước đây, giáo dục tại địa phương có nhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục hàng năm chưa cao. Nhất là trường lớp để con em người dân tại địa phương học tập. Để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương, trường Tiểu học Tân An được thành lập góp phần đào tạo thế hệ trẻ tại địa phương.
          Trong thời kỳ đổi mới Giáo dục phổ thông hiện nay, theo xu hướng phát triển  Ngành Giáo dục cả nước nói chung, của Bình Dương nói riêng đã đề ra định hướng phát triển cho Giáo dục làm sao từng vùng có chất lượng không chênh lệch nhau nhiều, nhằm triển nâng cao được chất lượng và mục tiêu chung của Ngành hội nhập cùng sự phát triển nền kinh tế của đất nước .
          Căn cứ vào mục tiêu giáo dục cùa Ngành, theo tình hình thực tế tại địa phương và của đơn vị, nhà trường đề ra kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn từ 2020 đến 2025 như sau :
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
          1/. Tình hình thực tế bên trong:   (Về trường lớp, cán bộ, đội ngũ giáo viên và học sinh của đơn vị)
          + Trường xếp loại I.
          + CB-Giáo viên- nhân viên : 55/ 41 nữ
 
BGH CNTT TV
TB
KT VT BV-PV TPT Đội Y tế Dạy lớp Bộ môn
AV MT ÂN TD TH
2 1 1 1 1 5 1 1 30 4 2 1 3 2

* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ :
- Thạc sỹ:             02/55          - Tỷ lệ: 03.6 %
- Đại học:              37/55          - Tỷ lệ: 67.3 %
- Cao đẳng:           07/55          - Tỷ lệ: 12.7 %
- Trung cấp:          03/55          - Tỷ lệ: 05.5 %
- Chưa qua đào tạo:  5/55           - Tỷ lệ: 09.1 %     
Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 42/ 34 (GV dạy lớp: 30/ 25; BM: 12/ 09)
- Dưới chuẩn:        06/42          - Tỷ lệ: 14.2 %
- Đạt chuẩn:          34/42          - Tỷ lệ: 81.0 %
- Trên chuẩn:        02/42          - Tỷ lệ: 04,8 %
          * Trình độ Tin học:
- Chứng chỉ A:      35/55          - Tỷ lệ: 63,6 %
- Chứng chỉ B:      12/55          - Tỷ lệ: 21,8 %
- Cử nhân:            03/55           - Tỷ lệ: 05,5 %
          * Trình độ Ngoại ngữ :
- Chứng chỉ A:      29/55          - Tỷ lệ: 52,7 %
- Chứng chỉ B:      15/55           - Tỷ lệ: 27,3 %
- Cử nhân:            04/55          - Tỷ lệ: 07,3 %
- Đang học các lớp ĐHSP: 06
- So với định mức: trường đạt 1.5 giáo viên /lớp.
+ Học sinh:
 
TỔNG SỐ LỚP
Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Tổng cộng
6 6 6 6 4 28
 
TỔNG SỐ HỌC SINH
Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Tổng cộng
TS Nữ TS Nữ TS Nữ TS Nữ TS Nữ TS Nữ
197 94 203 88 236 121 196 102 135 71 967 476

* Tất cả học sinh đều học 2 buổi/ ngày:
* Kết quả thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo :
          + Về hồ sơ chuyên môn: 100% giáo viên có đủ hồ sơ theo quy định và sổ sách được cập nhật kịp thời và được đánh giá khá tốt.
          + Về việc thực hiện quy chế chuyên môn: 100% CBGVC-NV thực hiên nghiêm túc quy chế chuyên môn, đảm bảo đúng theo chỉ đạo của Ngành.
          + Đánh giá tay nghề giáo viên năm  học 2019 - 2020:
          - Loại tốt:                       22/41           Tỷ lệ:           53.7 %
          - Loại Khá:                     16/41           Tỷ lệ:           39.0 %
          - Đạt yêu cầu:                 03/41           Tỷ lệ:          07.3 %
          - Chưa đạt yêu cầu : không       
*  Xét học sinh lên lớp cuối năm:
 
Năm học TSHS HTCT
 lớp học
Tỷ lệ % CHTCT
 lớp học
Tỷ lệ %
2019 - 2020 974 959 98.5% 15 1.5%

* Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học cuối năm học:
 
Năm học TSHS HTCT
 lớp học
Tỷ lệ % CHTCT
 lớp học
Tỷ lệ %
2019 - 2020 200 200 100% / /

*  Hiệu quả đào tạo sau 5 năm (từ năm học 2015 - 2016 → 2019 - 2020):
          - Hiệu đào tạo =     98. 3%
          - Tỉ lệ học sinh HTCTTH đúng độ tuổi  = 99. 4%
          *  Đánh giá phẩm chất, năng lực năm học 2019 - 2020:
 
Năng lực TSHS Tốt Đạt Cần cố gắng
TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ
Tự phục vụ
tự quản
974 803 82.4 164 16.8 7 0.8
Hợp tác
 
974 803 82.4 164 16.8 7 0.8
Tự học và giải quyết
vấn đề
974 647 66.4 317 32.6 10 1.0
 
Phẩm chất TSHS Tốt Đạt Cần cố gắng
TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ
Chăm học chăm làm 974 676 69.4 297 30.5 1 0.1
Tự tin
trách nhiệm
974 811 83.3 163 16.7 / /
Trung thực
kỷ luật
974 904 92.8 70 7.2 / /
Đoàn kết
yêu thương
974 957 98.3 17 1.7 / /

* Mặt mạnh :
          + Trình độ đào tạo của  giáo viên : đạt chuẩn 39/55 - TL: 70.9%.
          +  Danh hiệu thi đua:
 
Năm học Đơn vị CSTĐ Tỉnh CSTĐ cơ sở
2019 - 20120 Tập thể lao động tiên tiến / 07
          Mỗi năm, đội ngũ trẻ hóa có nhiều năng lực, sáng tạo và bản lĩnh trong công tác, nhiệt tình tham gia các phong trào và đạt nhiều thành tích tốt, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
          + Trường thuộc khu vực Thành phố nên học sinh dể dàng tiếp cận được các thông tin và năng động.
          + Tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần tránh nhiệm cao, công bằng và tôn trọng nhân cách học sinh, lối sống giản dị.
          +  Luôn  duy trì sỉ số 100%, không có học sinh nghỉ bỏ học, hoàn thành chỉ tiêu Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi.
          + Nguồn tài chính chủ yếu do ngân sách.
          + Được sự quan tâm nhiệt tình của Ngành GDĐT Thành phố, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương. Cũng như Ban Đại diện cha mẹ học sinh.
* Mặt yếu:
          + Đội ngũ: Còn một số giáo viên mới ra trường, tay nghể và kinh nghiệm giảng dạt còn hạn chế.
          + Chất lượng giáo dục:  Còn một số dân nhập cư phụ huynh chưa quan tâm đến việc học do phải đi làm thuê nên còn học sinh yếu.    
          2. Tình hình bên ngoài:
          - Địa phương có nhiều sự đổi mới, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và xây dựng mới làm thay đổi về kinh tế, đời sống của người dân; khu dân cư mới của người dân được ổn định, nhà cửa khang trang …. Địa phương phối hợp tốt với nhà trường trong việc thực hiện ngày Toàn dân đưa trẻ đến trường, quản lý và tuyên truyền vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp đến trường đạt 100%, hoạt động giáo dục …  Phần lớn phụ huynh học sinh rất quan tâm đến con em, đặc biệt đầu mỗi năm học có các nhà hảo tâm và mạnh thường quân hổ trợ quà - học bổng cho những học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn …
         - Chất lượng đào tạo đội ngũ GV những năm gần đây ở đây ở Ngành sư phạm nâng lên rất tốt; GV trẻ có đủ bản lĩnh và đủ trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm theo yêu cầu quy định của Ngành giáo dục hiện nay. Được tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh.
        - Nhu cầu giáo dục chất lượng ở người dân địa phương ngày càng tăng .
        3. Thách thức:
        - Phấn đấu nâng dần chất lượng giáo dục đạt chuẩn; đổi mới phong cách làm việc của CBQL quản lý.
        - Hiệu quả giảng dạy đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới giáo dục, đạt mục tiêu giáo dục của Ngành đề ra.
        - Phụ huynh và xã hội đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục.
        - Đẩy mạnh và ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý - dạy học, thực hiện soạn giảng bằng vi tính. Số CBGV có chứng chỉ Tin học A trở lên đạt 100% , chứng chỉ Ngoại ngữ A trở lên đạt 100% .
       4. Hướng trọng tâm :
       + Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GDĐT theo hướng tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh.
      + Đổi mới trong quản lý; nâng cao ý thức - chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên .
      + Thực hiện đánh giá chuẩn kiến thức, kỹ năng, kiểm định chất lượng trường Tiểu học theo chuẩn của Bộ GDĐT .
      + Xây dựng kế hoạch để đạt Chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và trường Chuẩn Quốc gia vào năm 2020.
     II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:
      1. Tầm nhìn:
      Học sinh trường Tiểu học Tân An trở thành những cá nhân có tư duy độc lập, sáng tạo, chủ động trong học tập. Có phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt phát huy được khã năng học tập ở bậc Trung học cơ sở.
        2. Sứ mệnh:
        Luôn đặt khẩu hiệu: “Tận tâm, tận tụy, tận lực hết lòng với học sinh thân yêu” lên hàng đầu.
        Giáo dục học sinh tính tích cực, sáng tạo trong học tập và đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống.
         3. Giá trị cơ bản:
         - Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo;
         - Tinh thần, ý thức trách nhiệm, trung thực và có kỷ luật;
         - Tôn trọng, khiêm tốn;
          - Đoàn kết, thân ái, thân thiện;
         - Sáng tạo, hợp tác, ý chí vươn lên.
         III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:
          1. Mục tiêu chung: Xây dựng nhà trường có uy tín về giáo dục toàn diện theo mô hình giáo dục mới đúng chuẩn cả về học lực và nhân cách đạo đức.
          2. Mục tiêu cụ thể:
          Xây dựng trường Tiểu học Tân An đạt Chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và trường Chuẩn Quốc gia theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018. Nhà trường phải đảm bảo đủ 5 tiêu chuẩn cơ bản xét và đánh giá trường chuẩn.
        + Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường.
        + Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
         + Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và Thiết bị dạy học.
 + Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
         + Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
        * Chỉ tiêu
       + Quản lý  
       - Hiệu trưởng có đủ trình độ và năng lực quản lý; được qua các lớp, khóa đào tạo bồi dưỡng chuyên môn  - nghiệp vụ theo yêu cầu của Ngành.
       - Phó hiệu trưởng có đủ năng lực quản lý chuyên môn - nghiệp vụ và có trình độ chuẩn Đại học Sư phạm.
       + Đội ngũ CBGV-CNV:
       - Trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ, giáo viên và công nhân viên đạt trình độ chuẩn trở lên và được đánh giá tay nghề đạt 95 % là khá giỏi; không có giáo viên xếp loại yếu. Cụ thể phấn đấu và được tính từng năm học như sau:
Năm học 2020 - 2021 2021 - 2022 2022 - 2023 2023 - 2024 2024 - 2025
Thạc sỹ 2 2 2 2 2
ĐHSP 37 39 42 44 46
CĐSP 8 8 5 3 2
Trung cấp 3 1 1 1 /

      - Phấn đấu 100% các tổ trưởng (quản lý tổ chuyên môn) có trình độ Đại học và được học bồi dưỡng đầy đủ các chuyên đề về chương trình giảng dạy - giáo dục ở bậc Tiểu học.
       - Giáo viên dạy giỏi các cấp:
GV GIỎI 2020 - 2021 2021 - 2022 2022 - 2023 2023 - 2024 2024 - 2025
Cấp trường 14   22   25
Cấp TP   4   6  
Cấp tỉnh     1 1 1
CSTĐ CS 7 7 7 7 7
CSTĐ Tỉnh     1 1 1

       * Quy mô phát triển trường lớp và học sinh:
Năm học 2020 - 2021 2021 - 2022 2022 - 2023 2023 - 2024 2024 - 2025
TS lớp 28 30 30 30 30
TS HS 967 1.028 1.030 1.032 1.038

        *  Chất lượng học  tập:
NĂM HỌC TSHS Học sinh
HTCT lớp học
Học sinh
CHTCT lớp học
2020 - 2021 967 99.2% 0.8 %
2021 - 2022 1.028 99.3 % 0.7 %
2022 - 2023 1.030 99.3 % 0.7 %
2023 - 2024 1.032 99.3 % 0.7 %
2024 - 2025 1.038 99.3 % 0.7 %
       * Tỷ lệ học sinh Hoàn thành chương trình Tiểu học: đạt 100%, đủ chuẩn vào bậc THCS.
       * Cơ sở vật chất:
       - Năm học 2015 - 2016 đến 2019 - 2020: trường tăng cường công tác bảo quản cơ sở vật chất và tham mưu phối kết hợp với ngành GD tu sửa nhằm đảm bảo cho hoạt động dạy và học của đơn vị         
        - Phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn chuẩn Quốc gia; đảm bảo về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu phát triển trường lớp và nhu cầu đạt chuẩn chất lượng về giáo dục. Xây dựng môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” ;  xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”
          IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC:
          1. Đổi mới dạy học:
          - Chỉ đạo, tổ chức triển khai các chuyên đề đổi mới hoạt động giáo dục; Hoạt động tập thể để giúp học sinh hòa nhập học tập và rèn kỹ năng sống phù hợp với cấp học.
          -  Nâng chất lượng giáo dục toàn diện học sinh; Đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm … thực hiện đổi mới cách đánh giá - xếp loại HS theo hướng tích cực.
          - Tăng cường bồi dưỡng HS giỏi, tham dự các cuộc thi đạt hiệu quả; Tổ chức phụ đạo HS yếu; Duy trì tổ chức bán trú và học 2 buổi/ngày; Chú trọng việc rèn luyện HS năng khiếu các môn …
          - Phối hợp tốt giữa Ban giám hiệu quản lý chuyên môn, kiểm tra, đánh giá kịp thời.
          2/.Xây dựng và phát triển đội ngũ:
          - Hiệu trưởng là người lãnh đạo, phụ trách chung; Phân công trách nhiệm cụ thể và phối hợp cùng các tổ trưởng, các ban chỉ đạo trong quản lý và thực hiện.
          - Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực từng giáo viên.
          - Tăng cường công tác thanh kiểm tra trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học và kế hoạch năm học, chất lượng giảng dạy của giáo viên.
          - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
          3/ Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục:
          - Lên kế hoạch tu sửa các phòng học và phòng làm việc , nhà ăn...
          - Đề nghị trang bị bổ sung các thiết bị dạy học  (đã hỏng)
          - Sử dụng và khai thác triệt để các phần mềm quản lý đã được triển khai.
          - Triển khai  và vận động giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.
          4/ Nguồn tài chính:
          - Xây dựng trường văn hóa; Thực hiện tốt quy chế dân chủ; Tăng cường chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CBGVNV.
          - Lên kế hoạch chi tiêu nội bộ và sử dụng hợp lý nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước.
          - Tích cực huy động các nguồn lực của xã hội và các mạnh thường quân, Ban đại diện cha mẹ học sinh … trong việc ủng hộ học bổng cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
          5/ Hệ thống thông tin - Kiểm tra - Đánh giá:
          - Hiệu trưởng trực tiếp triển khai kế hoạch chiến lược phát triển của trường qua Hội đồng sư phạm.
          - Thành lập các ban chỉ đạo: Cuộc vận động hai không; Cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Kiểm tra nội bộ trường học … để kiểm tra đánh giá việc thực hiện theo từng học kỳ, năm học .
          - Phó hiệu trưởng và tổ chuyên môn giúp hiệu trưởng triển khai thực hiện và đánh giá quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp thực hiện.
          - Cá nhân các thành viên CBGV-NV căn cứ kế hoạch của đơn vị xây dựng kế hoạch riêng của bộ phận phụ trách và tự kiểm tra đánh giá và báo cáo hiệu trưởng.
          - Tổ chức cho ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là một bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch chiến lượt sau từng giai đoạn cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
          6/ Quan hệ với cộng đồng:
          - Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong nhà trường: Giữa GV với GV; GV với HS ; HS với HS ; …
          - Mối quan hệ nhà trường với cộng đồng và xã hội: Nhà trường với PHHS; GV với PHHS; Nhà trường với chính quyền địa phương.
         Với phương châm: “Tận tâm, tận lực hết lòng với học sinh thân yêu”: Phối kết hợp với PHHS giáo dục toàn diện cho học sinh.
          7/ Lãnh đạo quản lý:
          Quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

          - Giai đoạn 1: Từ năm 2020 đến 2023: Triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm một số mặt mạnh.
          - Giai đoạn 2: Từ năm 2023 đến 2024: Phát triển các mặt mạnh, đề ra biện pháp thực hiện các mặt hạn chế.
          - Giai đoạn 3: Từ năm 2024 đến 2025: Hoàn thiện kế hoạch.
          Từng giai đoạn, từng thời điểm (Học kỳ, năm học) có tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm. Đề ra giải pháp thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực
tế.
          V. KẾT LUẬN:
          Kế hoạch phát triển trường Tiểu học Tân An giai đoạn 2020 đến 2025 là quá trình hoạt động thể hiện chất lượng giáo dục trong thời kỳ mới. Trong quá thực hiện kế hoạch chiến lược cần bàn bạc, nhắc nhở, và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế và có đánh giá rút kinh nghiệm từng mặt và từng giai đoạn. Trong từng giai đoạn phải được cụ thể hóa qua các chỉ tiêu phấn đấu hằng năm là sự chứng minh thành quả phấn đấu của tập thể CBGV-NV về thực hiện kế hoạch chiến lược đã đề ra./.

 

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website của trường qua đâu

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay291
  • Tháng hiện tại17,049
  • Tổng lượt truy cập1,008,566
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây