Bài ôn tập tại nhà tiếng việt Lớp 4

Thứ ba - 25/02/2020 11:22
ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT
ĐỀ 1
  1. Đọc thầm bài văn sau:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
      Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
      Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
       Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta.

                                                                  Theo Trinh Đường
Câu 1: Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
a. Chú có trí nhớ lạ thường.
b. Bài của chú chữ tốt văn hay.
c. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
d. Chú chăm học.
Câu 2:   Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?
a. Vì chú rất ham thả diều.
b. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
c. Vì chú biết làm diều từ lúc còn bé.
d.Vì chú thông minh.
Câu 3: Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào?
a. Trần Thánh Tông
b. Trần Nhân Tông
c. Trần Thái Tông
d. Hậu Lê
Câu 4:  Trong các từ sau: Ngoan ngoãn; Tiếng sáo; Vi vút. Từ nào không phải là từ láy?
  1. Ngoan ngoãn
  2. Tiếng sáo
  3.  Vi vút.
  4. Cả 3 từ
Câu 5:  Nhóm từ nào nói lên ý chí, nghị lực của con người?
a.  Chí phải, chí lí        
b.  Quyết tâm, quyết chí       
c.   Nguyện vọng, chí tình     
d.Chí lí, chí tình.
Câu 6: Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên ?
A. Có chí thì nên.
B. Tuổi trẻ tài cao.
C. Công thành danh toại.
D.Có công mài sắt có ngày nên kim.

Câu 7: Bài Ông Trạng thả diều có mấy danh từ riêng ?
Có .....  danh từ riêng. Đó là các từ: ............................................................................
Câu 8: Em hãy đặt một câu có dùng động từ.
………………………………………………………………………………………
Câu 9:  Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau:
 “Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta”
…………………………………………………………………………….
 
ĐỀ 2 :
Cho văn bản sau:
                                                 Cây xoài
      Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
      Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
      Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
     - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ!
      Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này, chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó, cây xoài lại cành lá  xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
      Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
                                                                                            Mai Duy Quý

Dựa vào nội dung bài đọc hãy thực hiện yêu cầu của các câu hỏi.
 1. Mỗi mùa xoài đến, ba của bạn nhỏ biếu chú Tư bao nhiêu quả xoài?
          a.Vài quả          b.Một chục quả.       c.Ba chục quả.            d.Vài chục quả.
 2. Tìm câu văn miêu tả quả xoài ?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
         
3. Vì sao cây xoài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang vườn nhà chú Tư?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Khi cây xoài nghiêng về phía nhà mình, chú Tư đã làm gì?
          a. Chú đã đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú.
          b. Chú đã dùng cây để chống cây xoài cho nó hết nghiêng.
          c. Chú sang nhà nói với ba bạn nhỏ sang chặt những nhành cây xòa về phía vườn nhà chú.
          d. Chú không làm gì cả.
5. Em có nhận xét gì về thái độ của ba bạn nhỏ khi chú Tư chặt những cành   xoài?………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
         
6. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
         
7. Trong câu "Rặng đào đã trút hết lá'', từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút?
       a.rặng đào                      b. đã                             c. hết lá                      d. lá
8. Câu: "Sao em hư thế?" là câu hỏi dùng để:
          a.Tự hỏi mình.   
          b.Hỏi người khác.   
          c.Nêu yêu cầu.        
          d. Tỏ thái độ chê.      
9. Tìm 4 từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

10.  Em hãy dùng dấu ngoặc kép có tác dụng dùng để nêu ý nghĩa đặc biệt có trong câu sau:
Chỉ trong 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một bậc anh hùng kinh tế như đánh giá của người cùng thời. 
 ĐỀ 3 :
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.
                                                                                Theo Lâm Ngũ Đường       
Câu 1: . Từ  nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
          A. Thiên nhiên                                  B. Đất sét
          C. Đồ ngọc                                        D. Con giống
Câu 2: Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự?
a. Tinh tế.
b. Kiên nhẫn
c. Chăm chỉ.
Câu 3: . Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
          A. Pho tượng cực kì mỹ lệ                
B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo
          C. Pho tượng như toát lên sự ung dung
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng
Câu 4:   Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi ?
a.  Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ        
b.  Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình      
c.   Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần
Câu 5:  “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn” có mấy tính từ ?
  1. A
Một tính từ. Đó là từ: …………………………………………………....…………..
  1. B
Hai tính từ. Đó là các từ: …………………………………………….....……………
  1. C
Ba tính từ. Đó là các từ: ……………………………………………….....………….
  1. D
Bốn tính từ. Đó là các từ: ……………………………………………………………
Câu 6:  Câu: “Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không ?” được dùng làm gì ?
   
  1. B
Nói lên sự khẳng định, phủ định
  1. C
Tỏ thái độ khen, chê
  1. D
Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn
Câu 7:  Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?
  1. Ung dung, sống động, mỹ lệ.
  2. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng
  3. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn
  4. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ.
Câu 8: Gạch chân bộ phận vị  ngữ trong câu sau:
Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được.
Câu 9:
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 8 câu)  Nói về ước mơ của em.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay373
  • Tháng hiện tại12,541
  • Tổng lượt truy cập1,069,736
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây