Bài ôn tập tại nhà môn tiếng việt - toán khối 4

Thứ năm - 19/03/2020 08:17
ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT
ĐỀ 1
PHẦN I : ĐỌC – HIỂU
Học sinh đọc thầm bài: Văn hay chữ tốt (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 129). Dựa vào nội dung bài học, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
a) Vì chữ ông viết rất xấu.
b) Vì ông viết văn không hay.
c) Vì ông không làm đúng yêu cầu của thầy giáo.
2. Sự việc gì xảy ra đã khiến Cao Bá Quát phải ân hận?
a) Ông không viết đơn đúng yêu cầu của bà cụ.
b) Ông không làm chứng giúp bà cụ hàng xóm.
c) Ông viết đơn hộ một bà cụ hàng xóm nhưng do chữ của ông quá xấu quan không đọc được thét lính đuổi cụ về. Vì thế nỗi oan uổng của bà cụ không được giải tỏa.
3. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
a) Ông luyện vào các buổi sáng.
b) Ông luyện cả đêm không ngủ.
c) Ông luyện cả sáng cả tối, kiên trì luyện tập trong nhiều năm trời. Ông còn mượn những quyển sách chữ đẹp làm mẫu.
4. Qua câu chuyện này, em học được điều gì từ Cao Bá Quát?
…..........................................................................................................................
5. Gạch chân từ láy trong câu sau: "Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi."
6. Gạch chân tính từ trong câu sau : “Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng ấm áp và dịu dàng xuống muôn vật.”
7.Trong câu : “Hoa, gió và sương quyết định đi hỏi bác gác rừng.” Bộ phận vị ngữ là:............................................................................................................................
8. Em hãy đặt một câu hỏi dùng để tỏ thái độ khen ngợi.
.................................................................................................................................
PHẦN 2 : TẬP LÀM VĂN
Đề bài : Em hãy viết bài văn tả cái bàn học ở nhà ( hoặc ở lớp) của em với mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
 
   

ĐỀ 2 :
PHẦN I : ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.
Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.
Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
Sưu tầm
Câu 1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
A. Lái xe cứu thương.
B. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
C. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.
D. Hò reo cổ vũ cho cuộc đua.
Câu 2. Giải Marathon là giải:
A. Giải marathon dành cho người thích bơi lội.
B. Giải marathon dành cho người thích đi xe đạp.
C. Giải marathon dành cho người thích chạy bộ.
D. Giải marathon dành cho người thích leo núi.
Câu 3. Trong giải marathon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất?
A. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên
B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ
C. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng
D. Chú ý đến những người trên xe cứu thương
Câu 4. “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai ? Có đặc điểm gì? .........................................................................................................................
Câu 5. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
.........................................................................................................................
Câu 6. Câu “Bàn chân chị ấy bước đi trên đường đầy đá sỏi.” thuộc kiểu câu nào? .............................................................................................................
Câu 7: Gạch chéo giữa chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
Câu 8: Em hãy viết 1 câu kiểu Ai làm gì với chủ ngữ chỉ người.
.................................................................................................................................
PHẦN II : TẬP LÀM VĂN
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cái bút của em
 
   

ĐỀ  3
PHẦN I : ĐỌC –HIÊU
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
NẾU ƯỚC MƠ ĐỦ LỚN
Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.”
Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời:
- Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng được nữa!
- Ý ba cháu thế nào?
- Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không có gì ngăn cản con, ngoại trừ một điều – thái độ của chính mình!”
Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư.
Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba.”
Những năm tiếp theo quả khó khăn đối với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc”. Và tôi nghe cô nói với bạn bè: “Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ.”
Theo Quà tặng cuộc sống
Câu 1. Cô bé buồn phiền vì điều gì?
A. Không đủ chiều cao để chơi cho đội bóng rổ hạng nhất.
B. Không đủ tiền để tham gia khóa huấn luyện của đội bóng quốc gia.
C. Không có học bổng để theo học đại học.
D. Các huấn luyện viên không nhận vào đội bóng rổ của trường.
Câu 2. Câu nói “Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” Ý nói điều gì?
A. Đừng ước mơ như ba.
B. Đừng chết theo ba!
B. Đừng ước mơ!
D. Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ!
Câu 3. Nhờ biết ước mơ, cô bé trong câu chuyện đạt được điều gì?
A. Đội bóng rổ của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng và hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc.
B. Đội bóng rổ của cô giành giải vô địch toàn quốc và được đi thi đấu quốc tế.
C. Cô nhận được học bổng toàn phần vào một trường đại học danh tiếng.
D. Đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào trường đại học và được một chuyến du lịch Châu Âu.
Câu 4: Em hãy kể một ước mơ của mình và cho biết em đã làm gì để thực hiện ước mơ đó. .............................................................................................................
...................................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Câu 5: Câu “Trên mặt biển, những chú chim hải âu đang chao liệng với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh nắng mặt trời.” thuộc kiểu câu:..................
Câu 6: Gạch chéo giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
Quân nhảy qua hàng rào, vơ vội cái cây chạy theo tên cướp.
Câu 7: Em hãy viết 1 câu kiểu Ai làm gì với vị ngữ chỉ hoạt động của 1 con vật.
.................................................................................................................................
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN
Đề bài : Em hãy viết bài văn tả cái thước kẻ của em
 
   


ĐỀ 4
PHẦN I : ĐỌC HIỂU + LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Sự sẻ chia bình dị
“Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi
Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.”
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khácc biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
Câu 1: Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau ?
a. Vì thấy mình chưa vội lắm.
b. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.
c. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.
Câu 2: Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận ?
a. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.
b. Vì thấy mãi không đến lượt mình.
c. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.
Câu 3: Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi ” lại rời khỏi bưu điện với “ niềm vui trong lòng” ?
a. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.
b. Vì đã mua được tem thư.
c. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.
Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
b. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác.
c. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.
Câu 5: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?
Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
a. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
c. Cả hai ý trên.


ĐỀ ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 4
ĐỀ 1
Phần I : Trắc nghiệm
Câu 1: Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là:
A. 5
B. 0
C. 4
D. 7
Câu 2: Chữ số nào điền vào ô trống để được số chia hết cho 9: 5 .... 1
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 3: Số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là:
A. 6800
B. 571
C. 940
D. 2685
Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
a) Số 2562 chia hết cho 3 và 2. 
b) Số có số tận cùng bằng 0 và 5 thì chia hết cho 5. 
c) Số nào chia hết cho 9 thì chia hết cho 3. 
d) Số nào chia hết cho 3 thì có số tận cùng là 0. 
Câu 5: Số thích hợp điền vào chỗ chấm.
6 km2 = …….... m2
25 m2 = ……… cm2
408 cm2 = ……… dm2 ………… cm2.
4700 cm2 = ……… dm2.
Phần II: Tự luận
Câu 1. Đặt tính rồi tính
502 x 236
59885 : 295
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Câu 2. Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất: 215 x 86 + 215 x 14
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 3. Một cửa hàng tuần đầu bán được 319 m vải, tuần sau bán được nhiều hơn tuần đầu 76m. Hỏi trong hai tuần đó, trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải, biết rằng cửa hàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần?
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay844
  • Tháng hiện tại21,335
  • Tổng lượt truy cập1,259,487
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây