Ngày 19/03/2018, tuyên truyền phòng tránh bệnh quai bị cho học sinh tại trường tiểu học Tân An.

Thứ tư - 21/03/2018 14:27
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất ở trẻ em.
Bệnh quai bị là gì?
     Quai bị hay theo cách gọi trong dân gian bệnh má chàm bàm là bệnh do virus thuộc họ
Paramyxovirus gây ra. Thường gặp ở trẻ em ở độ tuổi 5 đến 14 tuổi và thường không xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi nhờ sự miễn dịch thụ động ở mẹ truyền qua.
     Đặc trưng của bệnh là xưng đau tuyến nước bọt, đôi khi đi kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác.
benh quai bi o tre em

     Bệnh có nguy cơ lây lan cao, trở thành dịch bệnh xảy ra ở khắp nơi, đặc biệt ở những nơi tập thể đông đúc như: trường học, nhà trẻ, khu vui chơi...hon nữa vào mùa đông và mùa xuân bệnh quai bị càng phát tán do nhiệt độ bị hạ thấp nên mầm bệnh dễ phát tán.
Cụ thể, những con đường lây nhiễm của bệnh:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
-  Do người bệnh ho, hắt hơi, virus sẽ lan truyền trong môi trường không khí.
-  Ăn uống chung với người mắc bệnh.
-  Dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo,… với người bệnh.
Triệu chứng của bệnh quai bị
Thời kỳ ủ bệnh
Từ sau khi tiếp xúc với virus khoảng 14-25 ngày, thay đổi từ 2- 4 tuần, trung bình 17 – 18 ngày; thời kỳ này không có triệu chứng nào cụ thể.
Thời kỳ khởi phát
- Suy nhược, kém ăn, miệng cảm giác khô.
- Mệt mỏi toàn thân, khó chịu, đau đầu.
- Bị sốt nhẹ, không kèm lạnh run.
- Đau họng và đau góc hàm.
- Vùng bị sưng không bị nóng, cũng không bị sung huyết.
- Tuyến mang tai to dần và đau nhức, đau gia tăng khi thăm khám hoặc khi nhai.
Thời kỳ toàn phát
- Tuyến mang tai sưng to (thông thường tối đa 2 – 3 ngày) và đau nhức một bên, sau đó lan qua bên đối diện và tuyến nước bọt khác, cao điểm 1 tuần sau đó nhỏ lại.
- Tuyến sưng lan ra vùng trước tai, mõm chũm, lan đến cung dưới xương gò má, lan đến dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm. Tuyến sưng to đẩy phình tai ra ngoài và lên trên, da trên tuyến đỏ, không nóng, ấn vào có cảm giác đàn hồi.
Thời kỳ hồi phục
Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần; các triệu chứng đau họng, khó nuốt giảm và từ từ khỏi hẳn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay305
  • Tháng hiện tại12,473
  • Tổng lượt truy cập1,069,668
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây