Rau tần dày lá (húng chanh): 10 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Thứ tư - 18/11/2020 08:03
Sáng ngày 16/11/2020, em Mai Hoàng Xuân Nhi - học sinh lớp 5/3 và cô Nguyễn Hoàng Yến – nhân viên y tế trường thực hiện tuyên truyền một số tác dụng chữa bệnh của cây rau tần dày lá hay còn gọi là húng chanh cho các bạn học sinh trong trường biết, đồng thời phát động phong trào trồng cây thuốc nam. Phong trào giúp cho vườn cây thuốc nam của trường thêm phong phú, đa dạng và tạo hứng thú cho các em học sinh tìm hiểu tác dụng của các cây thuốc nam.
1. Chữa ho, giảm viêm họng cho bà bầu, trẻ nhỏ
   Bà bầu và trẻ nhỏ thường không nên uống thuốc, do đó tần dày lá sẽ là phương thuốc hữu hiệu chữa ho, đau rát cổ họng, viêm xoang tại nhà hiệu quả. Hoạt chất bên trong lá húng chanh tương tự một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn tốt, loại bỏ chất nhầy, đờm và các tác nhân gây viêm nhiễm vòm họng.
   Sắc nhỏ lá rau tần tươi đã được rửa sạch, thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cất thủy, sau đó vắt lấy nước uống. Còn bã lá rau tần có thể ăn hoặc ngậm nuốt cùng với nước. Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sẽ có hiệu quả nếu dùng liên tục từ 3–5 ngày.
2. Giảm sốt
   Thay đổi thời tiết thất thường là nguyên nhân chính khiến cho cơ thể bị sốt, cảm cúm, mệt mỏi. Rau tần dày lá sẽ là phương pháp hữu hiệu để hạ sốt nhanh chóng. Ngoài ra, rau tần dày lá còn giúp ra mồ hôi, loại bỏ độc tố qua da và tăng nhanh quá trình phục hồi.
   Giã nát một ít lá rau tần cùng với một ít muối và một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống. Bã lá rau tần để nguyên hoặc cho ít giấm hay rượu để thoa khắp cơ thể.
3. Giảm căng thẳng và lo âu
    Một số hợp chất hữu cơ và khoáng chất có trong cây tần dày lá có tác dụng an thần nhẹ. Hãm rau tần dày lá như trà để uống để giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn, căng thẳng, giúp thư giãn, ngủ ngon.
4. Giúp đẹp da
    Một trong những lợi ích tuyệt vời khác của cây rau tần dày lá là giúp tái tạo và làm đẹp da. Cây tần dày lá có thể trị lành các vết côn trùng cắn, chích cho đến các bệnh da liễu như bệnh chàm, vẩy nến… Các hợp chất chống viêm có trong cây rau tần dày lá có thể nhanh chóng làm giảm đỏ và sưng tấy, đồng thời loại bỏ ngứa và kích ứng.
5. Chống ung thư tiềm năng
    Nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng thân cây tần dày lá rất giàu chất chống oxy hóa và có khả năng làm sạch các gốc tự do. Chiết xuất của loại cây này đã giúp ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư.
6. Cải thiện chức năng thận
    Cây húng chanh giúp lợi tiểu. Từ đó, nó giúp cơ thể đào thải các độc tố bằng cách kích thích đi tiểu. Điều này cũng làm giảm lượng muối dư thừa, chất béo và nước trong cơ thể, giữ cho thận hoạt động trơn tru.
7. Giảm hội chứng ruột kích thích
    Từ thời xa xưa, cây húng chanh thường được dùng để trị khó chịu dạ dày và giảm hội chứng ruột kích thích. Hãm lá cây tần dày lá uống như nước trà sẽ mang lại lợi ích sức khỏe kể trên.
8. Giảm đau bụng kinh ở nữ giới
   Phụ nữ sẽ vui mừng khi biết rằng cây rau tần dày lá còn giúp giảm cơn đau bụng kinh. Ở Ấn Độ và một số vùng của Indonesia, người dân vẫn sắt loại cây này cho các bà mẹ mới sinh uống để tăng lưu lượng sữa mẹ.
9. Giảm viêm khớp
   Hàm lượng axit béo omega-6 có trong lá cây húng chanh có thể giúp giảm chứng viêm khớp. Ngoài ra, các vận động viên cũng được khuyến cáo nên tiêu thụ loại lá này để ngăn ngừa loãng xương.
10. Cải thiện thị lực
    Cây rau tần dày lá cũng giúp cải thiện thị lực. Loại cây này có chứa một lượng vitamin A nhất định, giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong mắt và ngăn ngừa 
cay hung chanh rau tan
Rau tần dày lá (húng chanh)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 29 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website của trường qua đâu

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm1
  • Hôm nay786
  • Tháng hiện tại3,531
  • Tổng lượt truy cập1,060,726
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây